Hội thảo "Tour một hành trinh ba điểm đến Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa

     A+ A A-   
29/08/2022 10:52        

Ngày 27/8/2022 Sở Du lịch 03 tỉnh Bình Định - Khánh Hòa - Phú Yên, cùng hội tụ về thành phố Biển Quy Nhơn xinh đẹp và cùng đồng chủ trì tổ chức Hội thảo "Tour một hành trinh ba điểm đến Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa phục vụ thị trưởng khách du lịch Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản” nhằm khai thác tiềm năng, thể mạnh tài nguyên du lịch của 3 địa phương trong liên kết, phát triển sản phẩm du lịch, điểm đến mới đặc sắc để xây dựng tour một hành trình ba điểm đến nhằm thu hút và phục vụ thị trường khách du lịch Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản có trọng tâm, trọng điểm.

Đồng thời, đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý và thu hút thị trưởng khách du lịch Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản cho thời gian tới. Với 3 địa phương: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà có sự tương đồng về văn hoá, lối sống, phong tục tập quán, tài nguyên, khí hậu, sản phẩm du lịch và vị trí địa lý rất thuận lợi để kết nối, hợp tác phát triển du lịch:

- Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa có vị trí nằm trên dải đất vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trên tuyến du lịch xuyên Việt, có tài nguyên du lịch khả toàn diện, là khu vực đầu cầu có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây, với Vùng Tây Nguyên là cửa ngõ ra biển của các tuyến hành lang Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế qua biển Đông.

- Hệ thống giao thông của 3 tỉnh phát triển thuận lợi cho việc liên kết phát triển du lịch nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng: đường bộ Quốc lộ 1A đã nâng cấp và mở rộng, hầm Đèo Cả và hầm đèo Cù Mông hoàn thành thuận lợi cho việc kết nối Phú Yên với các tỉnh, các phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch, các địa phương đều là những thành phố biển với bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp, thắng cảnh kỳ thủ và hấp dẫn; cơ sở hạ tầng đường thủy tương đối hoàn thiện; hệ thống đường sắt thuận lợi phục vụ du lịch xuyên suốt Bắc - Nam.

- Về hàng không: cả 3 địa phương đều có cảng hàng không, đặc biệt Binh Định có Cảng hàng không Phù Cát đã khai thác đón khách Hàn Quốc và mở các tuyến bay nội địa kết nối Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, Hải Phòng, Thanh Hoả và Khánh Hoà có Sân bay quốc tế Cam Ranh kết nối nhiều điểm đến khác nhau trên Thế giới: Trung quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Hồng Kong, Thái Lan, Đài Loan, Singapore.

Đây là điều kiện thuận lợi để kết nối, xây dựng tour một hành trình ba điểm nhằm khai thác và phục vụ thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đến nghỉ dưỡng tại các resort đẳng cấp quốc tế dọc biển cùng các dịch vụ thể thao trên biển, tham gia các giải Golf, tìm hiểu văn hóa đặc trưng của 3 địa phương, trải nghiệm khám phá khoa học vũ trụ tại Trung tâm khám phá khoa học và đổi mới sáng tạo Quy Nhơn, tất cả tạo nên chuỗi sản phẩm độc đáo, hấp dẫn của một hành trình ba điểm đến nhằm phục vụ và kéo dài thời gian lưu trú, chi tiêu của 3 thị trường khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Hiện đã có hàng trăm dự án du lịch của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư với nhiều qui mô lớn, nhỏ khác nhau tại các địa phương, trong đó có nhiều dự án đầu tư các khu du lịch, khách sạn và resort, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí ở ven biển. Một số dự án đầu tư lớn như: Merry Land Hưng Thịnh, Quản thể sân Golf, Resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn...; khu du lịch Sao Việt, Rosa AlBa Resort, Zannier Hotels Bãi San Hộ Phú Yên...; Vinpearl Land, các khu nghỉ dưỡng, khách sạn lớn tại Nha Trang với các cơ sở dịch vụ lưu trú đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu phục vụ các đoàn du khách trong và ngoài nước, các hội nghị mang tính chất quốc tế được tổ chức đã hình thành một số sản phẩm du lịch có thương hiệu mạnh, hấp dẫn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn trong việc khai thác, thu hút 3 thị trường khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đến với Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà (trong đó Khánh Hoà mới chỉ khai thác thành công thị trưởng khách Trung Quốc chiếm 67% tổng lượt khách quốc tế, Hàn Quốc chiếm 3% tổng lượt khách quốc tế; Bình Định cũng mới chỉ khai thác thành công khách Hàn Quốc chiếm 20,8% tổng lượt khách quốc tế).

Đến tham dự và phát biểu tại Hội thảo “Tour một hành trình ba điểm đến Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa phục vụ thị trưởng khách du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản", Ông Hà Văn Siêu – Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Du lịch cũng có một số ý kiến như sau: - Trước tiên, thay mặt Tổng cục Du lịch, tôi biểu dương sự chủ động, tích cực của các địa phương, doanh nghiệp trong thời gian qua. Những giải pháp, hoạt động của các địa phương, doanh nghiệp đã đóng góp không nhỏ vào thành công chung để cùng cả nước vượt qua đại dịch.

Ông Hà Văn Siêu phát biểu tại Hội nghị - T.C

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi toàn ngành đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy sự phục hồi của khách du lịch quốc tế, tôi đánh giá cao sáng kiến và công tác tổ chức hội thảo "Tour một hành trình ba điểm đến Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa phục vụ thị trường khách du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản" của tỉnh Bình Định. - Đại dịch covid 19 đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề, khiến các chỉ tiêu tăng trưởng của ngành đều sụt giảm nghiêm trọng. Quay trở lại thời gian trước năm 2020, khi đại dịch covid chưa bùng phát, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhất là khi Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, ngành du lịch đã có bước tăng trưởng vượt bậc, trung bình 22,7%/năm giai đoạn 2015-2019, đóng góp trên 9,2% vào GDP và từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn.

Chi tính riêng trong năm 2019, ngành Du lịch đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018 và cao hơn hẳn mức trung binh toàn cầu (3,8%) và khu vực châu Á và Thái Bình Dương (4,6%); phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tăng 6%; tổng thu du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2018. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 ập tới, ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gần như đóng băng và rơi vào khủng hoảng. Trước diễn biến đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chỉnh sách và có những biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm giảm bớt khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp và người lao động. Đồng thời, trong bối cảnh hiện tại thích ứng an toàn linh hoạt, các ngành, các cấp, từ Trung ương tới địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực đổng lỏng vào cuộc tìm hướng đi và giải pháp để sớm phục hồi và phát triển du lịch trở lại.

Chính phủ đã ban hành những chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách quốc tế tới du lịch Việt Nam như: khôi phục chính sách miễn thị thực và xuất nhập cảnh như trước khi có dịch, không yêu cầu có chứng nhận tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Từ ngày 27/4/2022 dừng việc khai báo y tế với COVID-19 đối với người nhập cảnh. Từ ngày 15/5/2022, du khách tới Việt Nam không phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 trước khi nhập cảnh.

Công tác truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam cũng được đẩy mạnh, nhất là trên các nền tảng số. Đặc biệt, nhân dịp SEA Games 31 vừa qua, ngành du lịch đã chủ động tận dụng cơ hội quảng bá hình ảnh một Việt Nam an toàn, thân thiện, hấp dẫn tới các đoàn thể thao Đông Nam Á và du khách trên thế giới.

Với việc cho phép mở cửa từ ngày 15/3/2022, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa hoàn toàn du lịch, đồng thời là một trong hơn 60 quốc gia trên thế giới dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế nhập cảnh liên quan đến COVID-19 (theo thống kê của Công cụ theo dõi điểm đến, UNWTO và Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế - IATA). - Có thể nói, tới nay, Việt Nam gần như đã bước ra khỏi khủng hoảng và từng bước phục hồi, trở lại trạng thái bình thường Tính từ đầu năm 2022 đến nay, ngành du lịch đã phục vụ gần 72 triệu lượt du khách trong nước, đón 954.600 lượt du khách quốc tế (gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn giảm 90.3% so với cùng kỳ năm 2019 khi chưa xảy ra dịch covid 19). Tổng thu đạt 336.000 tỷ đồng.

Như vậy, có thể thấy, thị trường du lịch nội địa gần như đã phục hồi hoàn toàn nhưng thị trưởng du lịch quốc tế chưa có nhiều tiến triển. Có thể do một số nguyên nhân như: Việt Nam hiện chưa phải là mùa du lịch quốc tế; xung đột Nga - Ucraina đã tác động đến việc nổi lại dường bay Việt Nam - Nga, ảnh hưởng đến thị trường nguồn khách Nga đến Việt Nam; chính sách phòng chống dịch, mở cửa của các nước khác nhau.

Hầu hết các thị trường khu vực Đông Bắc Á (chiếm gần 70% khách quốc tế đến VN) hiện vẫn đang xiết chặt phòng chống dịch, như Trung Quốc hiện theo đuổi chính sách "không COVID" và đến nay vẫn chưa mở cửa du lịch quốc tế. Chính những thách thức này đã tạo thành rào cản trong nỗ lực thu hút khách du lịch quốc tế, đặc biệt những thị trưởng chính của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là những yếu tố mang tính chính trị và là chính sách phòng chống dịch của các quốc gia nên Việt Nam chưa the vượt qua.

Do đó, bên cạnh việc thực hiện những giải pháp để thu hút những thị trường khác, đây là lúc chúng ta cần tập trung nâng cao nội lực để sẵn sàng đón khách quốc tế ngay khi các thị trường mở cửa trở lại. - Việc liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa các quốc gia, giữa các địa phương trong nước đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Trong số đó, nhiều sản phẩm đã được khai thác và rất hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Một số sản phẩm tiêu biểu như hành trình 3 quốc gia một điểm đến gồm 03 nước Việt Nam, Lào và Campuchia, chương trình con đường di sản miền Trung, chương trình du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang – Đồng Tháp; chương trình du lịch 3 tỉnh Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, hành trình du lịch 3 địa phương 1 điểm đến Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh. Các chương trình du lịch là sự kết nối các điểm đến của các quốc gia, các tỉnh trên một hành trình nhằm gia tăng trải nghiệm trong cùng một chuyển đi cho khách du lịch. Để khai thác có hiệu quả chương trình du lịch này, các địa phương cần có những tương đồng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Bên cạnh đó, các địa phương cần nghiên cứu thật kỹ các điểm đến để đưa vào hành trình, đảm bảo sự kết nối thông suốt, khai thác được những lợi thế nhưng không trùng lặp sản phẩm giữa các địa phương.

Tổng cục Du lịch sẽ luôn đồng hành cùng các địa phương, các doanh nghiệp du lịch nhằm tận dụng tốt những cơ hội, đón đầu xu hướng du lịch trên thế giới, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và làm mới sản phẩm thu hút du khách, sớm lấy lại tốc độ tăng trưởng như trước đại dịch, góp phần tạo dựng từng bước đi vững chắc, tạo đà bứt phá cho Du lịch Việt Nam phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQTW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.

Từ những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự Hội thảo, tôi đề nghị các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa tiếp thu, nghiên cứu, đẩy nhanh tiến độ liên kết, chuẩn bị mọi nguồn lực để tổ chức xúc tiến, quảng bá và đón khách từ các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác trong thời gian tới.

Phát biểu Kết luận của Chủ trì Hội thảo "Tour một hành trình ba điểm đến Bình Định – Phú Yên — Khảnh Hòa phục vụ thị trường khách du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản": Hôm nay có sự hiện diện của cơ quan quản lý nhà nước các ngành, các cấp, các Hiệp hội du lịch, các chuyên gia và các doanh nghiệp du lịch.

Những ý kiến đóng góp của quý vị đại biểu, đặc biệt là những ý kiến, đề xuất của các doanh nghiệp du lịch rất quan trọng trong việc nghiên cứu, xây dựng và khai thác các sản phẩm du lịch. Bởi các doanh nghiệp là những người trực tiếp khai thác sản phẩm và phục vụ khách du lịch nên có thể nắm bắt được tâm lý, thị hiếu của khách du lịch dễ dàng hơn. Một số ý kiến góp ý cụ thể, khách quan, đã đề xuất, giải pháp giúp cho các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa có cái nhìn tổng thể hơn để nghiên cứu, xây dụng những sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường khách du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. "Tour một hành trình ba điểm đến Bình Định - Phủ Yên - Khánh Hòa phục vụ thị trường khách du lịch Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản" để đạt được các mục tiêu về nội dung đề ra và phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, xây dựng sản phẩm, thương hiệu hấp dẫn khách du lịch, tạo lập không gian du lịch thống nhất để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Chúng ta cần phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn về định hướng phát triển sản phẩm, thu hút khách du lịch thị trưởng khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, phục vụ công tác xây dựng tour một hành trình ba điểm đến với các nội dung trọng tâm sau:

1. Đối với mỗi địa phương cần xác định thế mạnh về tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của từng vùng để xây dựng sản phẩm du lịch chung "Một hành trình ba điểm đến” từ đó phát triển sản phẩm và kéo dài thời gian lưu trú tại 3 tinh.

2. Giữa 3 địa phương Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà cần phải đẩy mạnh phối hợp tổ chức các sự kiện, lễ hội, hội thảo về giới thiệu, phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch tương đồng để tránh sự trùng lắp.

3. Về nguồn nhân lực: đảo tạo đội ngũ hướng dẫn viên sử dụng tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thông qua phối hợp với các công ty lữ hành lớn đóng trên địa bản của các địa phương như Vietravel, Saigontourist; đề nghị các công ty lữ hành tại Khánh Hoà hỗ trợ lực lượng hướng dẫn viên quốc tế và có kinh nghiệm khi có các đoàn khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đến Bình Định, Phủ Yên. Đồng thời cần cấp tốc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nổi thành thạo tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

4. Phối hợp với các hãng hàng không mở chuyến bay charter, mở chuyển đến một số thành phố lớn của 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,

5. Tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch thường xuyên, liên tục ở 3 địa phương: In tở rơi, tập gấp và xây dựng một trang webside chuyên nghiệp và đầy dủ thông tin bằng 3 tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; Tham gia hội chợ, triển lãm về du lịch tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; Tổ chức 01 đoàn Famtrip và 01 đoàn Fresstrip lần/năm cho một số hãng lữ hành lớn và cơ quan báo chí lớn của 3 nước này. Đăng tải thông tin, bài viết, hình ảnh về 3 địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng; quảng bá bằng nhiều loại phương tiện như ẩn phẩm, bảo chí, truyền hình, các tạp chí du lịch, điện ảnh, các diễn đàn, mạng xã hội (fanpage, face book, Youtube, tiktok, messeger, zalo, email,...).

6. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố, các trung tâm du lịch lớn trong cả nước, liên kết các ngành, lĩnh vực như hàng không, thương mại, thông tin truyền thông để xúc tiến quảng bá. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, của các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

Thanh Cương.

 
Liên kết web
An error has occurred. Error: ThoiTiet is currently unavailable.