Âm nhạc các dân tộc thiểu số sinh sống tại Khánh Hòa

     A+ A A-   
16/04/2018 23:47        

Do những đặc điểm lịch sử và địa lý, từ  lâu khánh hòa vẫn được xem là một tiểu vùng văn hóa duyên hải ở nước ta gồm đủ văn hóa miền núi, đồng bằng và biển đảo, đồng thời ngày càng có xu hướng thiên về phương Nam. Đồng thời, Khánh Hòa cũng là vùng đất tập trung nhiều dân tộc thiểu số: Raglai, Êđê, Gié-Triêng…cư trú tập trung tại hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và rải rác ở vùng núi phía tây huyện Ninh Hòa. Những yếu tố ấy đã là tiền đề chủ yếu tạo nên đặc điểm cho âm nhạc các dân tộc thiểu số Khánh Hòa.

Đối với các dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa, âm nhạc luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh. Và trên thực tế, các dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa cũng chính là chủ nhân của một kho tàng âm nhạc đặc sắc, phong phú và có nguồn gốc cổ xưa.

Cồng chiêng và các loại nhạc cụ của người Raglai

Đời sống sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng của các tộc người Tây Nguyên trên đất Khánh Hòa có một sự gắn bó máu thịt với âm nhạc, trong đó cồng chiêng bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo. Cồng chiêng là hai loại nhạc cụ thuộc họ tự thân vang được chế tác bằng đồng có pha các loại hợp kim khác. Cồng là loại có núm, còn chiêng là loại không có núm. Trong dàn nhạc cồng chiêng của người Tây Nguyên thì cồng đảm trách phần tiết tấu còn chiêng đảm trách phần giai điệu. Số lượng cồng chiêng trong một dàn nhạc không cố định và khi diễn tấu bao giờ cũng theo hình thức cộng đồng.

Đối với người Raglai, thông thường không sử dụng nhạc cụ cồng, mà chỉ dung chiêng mã la gồm năm chiếc.

Người Raglai gọi bộ chiêng này là “Char”.

Bộ “Char” của người Raglai ở Khánh Hòa có thể dung để diễn tấu độc lập, nhưng cũng có thể dùng để hòa tấu với trống da nai, khèn bầu hoặc đệm cho phần hát. Để tạo âm cho chiêng, người Raglai dùng phần thịt của bàn tay để đánh. Đối với người Raglai, bộ “Char” là nhạc cụ quan trọng và phổ biến nhất.

Ngoài dàn nhạc “Char”, người Raglai còn có khá nhiều nhạc cụ ở các họ dây, họ hơi, họ màng rung khác được chế tác từ tre nứa và những sản vật của núi rừng tiêu biểu như: Trống da nai (Xa gơ), khèn bầu (Xa ra ken), sáo ta cung, đàn Chapi, đàn Kanhi, Kateh (tù và làm bằng sừng sơn dương). Đặc biệt, người Raglai ở Khánh Hòa còn được xem là chủ nhân của đàn đá – một nhạc cụ độc đáo có giá trị rất lớn không chỉ trong lĩnh vực âm nhạc mà còn ở cả trong lĩnh vực âm nhạc mà còn ở cả trong lĩnh vực dân tộc học, khảo cổ học…

Dàn cồng chiêng và các nhạc cụ của người Êđê

Đối với người Êđê, cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà còn là tài sản quý giá, vì vậy mỗi gia đình đều có dàn chiêng riêng thậm chí có gia đình có nhiều bộ chiêng. Người Êđê thường sử dụng đàn chiêng gồm chín chiếc. Dàn chiêng Êđê thường đánh trong nhà dài, với tư thế đứng và ngồi cố định, mỗi người phụ trách một chiêng và đánh chiêng bằng dùi bịt vải mềm. Dàn chiêng Êđê có nhiều bài bản khác nhau, mỗi bài sử dụng trong một hoàn cảnh, một lễ hội cụ thể, không lẫn lộn nhau.

Ngoài ra, tộc người Êđê còn có một kho tàng nhạc cụ được chế tác bằng tre nứa hết sức phong phú, phổ biến và độc đáo nhất là hệ thống nhạc hơi được gọi chung là “đinh”.

Đinh chia làm hai nhóm: Nhóm sáo rời như đinh buốt tút (gồm các ống trúc dài ngắn khác nhau, dành cho sáu người nữ cùng hợp tấu), đinh cok (ống sáo 5 lỗ), đinh ring (gồm sáu ống trúc ngắn chia làm hai bè cho sáu người nữ cùng thổi)…Nhóm khèn gồm các nhóm ống trúc gắn vào quả bầu làm hộp cộng hưởng như đinh năm (có sáu ống trúc chia làm hai bè), đinh buốt klút (gồm một ống tiêu ba lỗ).

Ngoài ra, người Êđê còn sử dụng một số loại nhạc cụ ở các họ khác như chinh kram (chiêng tre), trống, đàn kok (giống đàn T’rưng), đàn brố, đàn goong.

Thùy Linh
Quản lý Cơ sở lưu trú
 
Đường dây nóng

Chuyển đối số

Học tập HCM

Du lịch Nha Trang

Covid 19

Phổ biến pháp luật

tuyen-truyen

ho-chieu

gop-y-van-ban

CSLT

Tổng cục du lịch
Liên kết web
An error has occurred. Error: ThoiTiet is currently unavailable.